Đối tượng áp dụng Luật Kế toán là ai? Đối tượng kế toán theo Luật Kế toán bao gồm những đối tượng nào?
Đối tượng áp dụng Luật Kế toán là ai?
Luật Kế toán 2015 được ban hành ngày 20/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2017, tính đến ngày 30/11/2024, Luật Kế toán 2015 vẫn còn hiệu lực pháp luật.
Theo đó, đối tượng áp dụng Luật Kế toán được quy định tại Điều 2 Luật Kế toán 2015, bao gồm các đối tượng sau:
(1) Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
(2) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
(3) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
(4) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
(5) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(6) Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
(7) Người làm công tác kế toán.
(8) Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
(9) Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
(10) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Đối tượng áp dụng Luật Kế toán là ai? Đối tượng kế toán theo Luật Kế toán bao gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng kế toán theo Luật Kế toán bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Kế toán 2015, đối tượng kế toán bao gồm:
(1) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
(a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
(b) Nguồn kinh phí, quỹ;
(c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
(d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
(đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
(e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
(g) Nợ và xử lý nợ công;
(h) Tài sản công;
(i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(2) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm (a), (b), (c), (d) và (i) khoản (1).
(3) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản (4), gồm:
(a) Tài sản;
(b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
(c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
(d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
(đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
(e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(4) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
(a) Các đối tượng quy định tại khoản (3);
(b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
(c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
(d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị nào theo từng đối tượng kế toán?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Kế toán 2015 như sau:
Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.
Theo đó, kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán.
Đồng thời, kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?