Đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ? Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ không?

Cho tôi hỏi, đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ hay không? Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hay không? Câu hỏi của anh V (Vĩnh Long).

Đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ hay không?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 có quy định những đối tượng được cảnh vệ như sau:

Đối tượng cảnh vệ
1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ? Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ không?

Đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ? Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ không? (Hình từ Internet)

Mọi khách quốc tế khi đến Việt Nam đều thuộc đối tượng cảnh vệ đúng hay không?

Tại khoản 2 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 có quy định như sau:

Đối tượng cảnh vệ
...
2. Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam bao gồm:
a) Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;
b) Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại;
c) Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
d) Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì không phải tất cả khách quốc tế khi đến Việt Nam đều được cảnh vệ.

Chỉ có những đối tượng thuộc các trường hợp được quy định trên thì mới được cảnh vệ theo quy định.

Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hay không?

Căn cứ Điều 21 Luật Cảnh vệ 2017 quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ:

Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
1. Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
2. Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;
3. Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;
4. Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Theo quy định này, cán bộ cảnh vệ được nổ súng để vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, cán bộ cảnh vệ phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ gồm những hành vi nào?

Theo Điều 9 Luật Cảnh vệ 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ như sau:

- Sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ, công cụ hỗ trợ hoặc yếu tố khác gây nguy hiểm, đe dọa xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

- Gây mất an ninh, trật tự; tụ tập đông người trái pháp luật tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ.

- Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ.

- Làm giả, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ hoặc lợi dụng việc tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới trong công tác cảnh vệ.

- Hành vi ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của đối tượng cảnh vệ; của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

Chế độ cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ ngày 01/1/2025, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ 01/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Biện pháp, chế độ cảnh vệ nào được áp dụng đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội?
Pháp luật
Đối tượng cảnh vệ có bao gồm nguyên Thủ tướng Chính phủ? Cán bộ cảnh vệ có được nổ súng vào đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ không?
Pháp luật
Nguyên Chủ tịch nước có được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ canh gác thường xuyên tại nơi ở không?
Pháp luật
Khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ thì được yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp cảnh vệ không?
Pháp luật
Khách quốc tế là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được áp dụng chế độ cảnh vệ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ cảnh vệ
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
629 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ cảnh vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ cảnh vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào