Đối tượng công chức Bộ Tư pháp nào sẽ được ưu tiên đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật?
- Đối tượng công chức Bộ Tư pháp nào sẽ được ưu tiên đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật?
- Công chức Bộ tư pháp sau khi hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ được hưởng chính sách gì?
- Công chức Bộ tư pháp hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch có phải tham gia đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên sâu về pháp luật giai đoạn tiếp theo không?
Đối tượng công chức Bộ Tư pháp nào sẽ được ưu tiên đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật?
Căn cứ Điều 1 Mục II Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn lựa chọn công chức Bộ Tư pháp như sau:
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
1. Điều kiện, tiêu chuẩn
Công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được đưa vào Quy hoạch (không áp dụng cho công chức thi hành án các địa phương) cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Có trình độ thạc sỹ luật trở lên và trước đó tốt nghiệp cử nhân luật loại khá, giỏi trở lên; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã có bằng thạc sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc đã có bằng tiến sỹ và công chức, viên chức trong danh sách Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020.
- Có khả năng tự tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu nước ngoài phục vụ cho công tác chuyên môn; ưu tiên công chức, viên chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công tác chuyên môn.
- Có khả năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo tin học phục vụ công tác và nghiên cứu khoa học.
- Về độ tuổi: từ đủ 40 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức có trình độ thạc sỹ; từ đủ 45 tuổi trở xuống đối với công chức, viên chức đã có trình độ tiến sỹ tính đến thời điểm được đưa vào Quy hoạch.
...
Theo quy định trên thì đối tượng công chức Bộ Tư pháp được ưu tiên đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật gồm:
(1) Công chức đã có bằng thạc sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp;
(2) Công chức đã có bằng tiến sỹ;
(3) Công chức trong danh sách Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020;
(4) Công chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công tác chuyên môn.
Đối tượng công chức Bộ Tư pháp nào sẽ được ưu tiên đưa vào danh sách Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật? (Hình từ Internet)
Công chức Bộ tư pháp sau khi hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ được hưởng chính sách gì?
Căn cứ khoản 2.1 Điều 2 Mục IV Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về quyền hạn của công chức Bộ Tư pháp sau đào tạo như sau:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
...
2. Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng theo Quy hoạch
2.1. Quyền của công chức, viên chức
Công chức, viên chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng theo Quy hoạch thì được hưởng chính sách đặc thù của Bộ Tư pháp:
- Được bố trí công tác, tạo điều kiện về môi trường làm việc như: Sắp xếp vào các vị trí việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu; được tiếp cận, khai thác thông tin, cung cấp các trang thiết bị để phục vụ việc nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực cho Bộ, ngành.
- Được xem xét, lựa chọn và đặc cách vào diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành và được ghi danh, tuyên dương khi có đóng góp lớn cho Bộ, ngành Tư pháp.
- Được tiếp tục ưu tiên đưa vào Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu trong các giai đoạn tiếp theo. Công chức, viên chức trong Danh sách quy hoạch có năng lực nghiên cứu được tập trung bồi dưỡng ở các giai đoạn tiếp theo theo hướng trở thành nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cho các lĩnh vực; được giao chủ trì các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp đơn vị trở lên.
- Được ưu tiên xem xét, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, công chức Bộ tư pháp sau khi hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật sẽ được hưởng chính sách theo quy định pháp luật nêu trên.
Công chức Bộ tư pháp hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch có phải tham gia đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên sâu về pháp luật giai đoạn tiếp theo không?
Căn cứ khoản 2.2 Điều 2 Mục IV Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nghĩa vụ của công chức như sau:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
...
2. Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng theo Quy hoạch
...
2.2. Nghĩa vụ của công chức, viên chức
Công chức, viên chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng theo Quy hoạch thì có các nghĩa vụ sau:
- Tham gia nghiên cứu khoa học, công tác chuyên môn của Bộ, Ngành theo lĩnh vực chuyên sâu: Mỗi năm tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc có ít nhất 01 bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành về pháp luật hoặc 03 bài trên Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
- Tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu của Bộ Tư pháp trong giai đoạn tiếp theo như: Tham gia giảng dạy, làm báo cáo viên, biên soạn tài liệu cho ít nhất 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo, tọa đàm cho công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo đúng lĩnh vực chuyên sâu (trong trường hợp Bộ Tư pháp có các hoạt động này).
- Thực hiện nhiệm vụ làm người hướng dẫn, cố vấn cho các công chức, viên chức thuộc lĩnh vực chuyên sâu của mình trong quy hoạch đội ngũ chuyên sâu các giai đoạn tiếp theo.
- Chấp hành sự sắp xếp, phân công, bố trí công việc phù hợp với lĩnh vực pháp luật được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu.
Theo đó, công chức Bộ tư pháp hoàn thành đào tạo theo Quy hoạch có phải tham gia đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên sâu về pháp luật giai đoạn tiếp theo, cụ thể gồm tham gia giảng dạy; làm báo cáo viên và biên soạn tài liệu cho ít nhất 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo, tọa đàm cho công chức Bộ Tư pháp theo đúng lĩnh vực chuyên sâu (trong trường hợp Bộ Tư pháp có các hoạt động này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?