Đối tượng của hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân là ai? Nội dung giám sát của Hội đồng quân nhân gồm những gì?

Xin hỏi, đối tượng của hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân là ai? Nội dung giám sát gồm những gì? Hội đồng quân nhân có trách nhiệm gì trong việc giám sát? Kiến nghị của Hội đồng quân nhân với cơ quan có thẩm quyền không thống nhất thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Hưng ở Tp. Hồ Chí Minh.

Đối tượng của hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân là ai? Nội dung giám sát gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về hoạt động giám sát như sau:

Hoạt động giám sát
1. Hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân mang tính nhân dân nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm để kiến nghị sửa chữa, khắc phục, đồng thời phát hiện, nhân rộng nhân tố mới, tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Đối tượng giám sát là tổ chức đảng, người chỉ huy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, đảng viên. Nội dung giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức đảng (trừ các nội dung thuộc về bí mật Nhà nước), điều lệnh, điều lệ, các chế độ, quy định của Quân đội và trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
...

Theo đó, hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân mang tính nhân dân nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm để kiến nghị sửa chữa, khắc phục, đồng thời phát hiện, nhân rộng nhân tố mới, tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Đối tượng giám sát là tổ chức đảng, người chỉ huy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, đảng viên.

Nội dung giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức đảng (trừ các nội dung thuộc về bí mật Nhà nước), điều lệnh, điều lệ, các chế độ, quy định của Quân đội và trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.

quân nhân 5

Hội đồng quân nhân (hình từ Internet)

Hội đồng quân nhân có trách nhiệm gì trong việc giám sát?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về hoạt động giám sát như sau:

Hoạt động giám sát
...
2. Hội đồng quân nhân thường xuyên theo dõi, tiếp thu ý kiến thông qua đơn thư, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng để nghiên cứu, xem xét các vấn đề liên quan; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thì kiến nghị đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ thi hành.

Theo quy định trên, Hội đồng quân nhân thường xuyên theo dõi, tiếp thu ý kiến thông qua đơn thư, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng để nghiên cứu, xem xét các vấn đề liên quan.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thì kiến nghị đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ thi hành.

Chính trị viên có trách nhiệm trả lời kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của tập thể quân nhân không?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về hoạt động giám sát như sau:

Hoạt động giám sát
...
3. Bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có trách nhiệm trả lời theo quy định tại Khoản 4, Điều 15.

Tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định như sau:

Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc (15 ngày làm việc đối với những việc có nội dung phức tạp), bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả lời hoặc thông báo bằng văn bản (với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên) kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của tập thể quân nhân.

Như vậy, chính trị viên có trách nhiệm trả lời hoặc thông báo bằng văn bản (với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên) kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của tập thể quân nhân trong thời hạn 07 ngày làm việc (15 ngày làm việc đối với những việc có nội dung phức tạp).

Kiến nghị của Hội đồng quân nhân với cơ quan có thẩm quyền không thống nhất thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về hoạt động giám sát như sau:

Hoạt động giám sát
...
3. Bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có trách nhiệm trả lời theo quy định tại Khoản 4, Điều 15.
4. Trường hợp ý kiến, kiến nghị của Hội đồng quân nhân với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thống nhất thì tổ chức đối thoại để làm rõ.

Như vậy, trường hợp ý kiến, kiến nghị của Hội đồng quân nhân với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thống nhất thì tổ chức đối thoại để làm rõ.

Hội đồng quân nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp chung để thực hiện các nội dung dân chủ trong Hội đồng quân nhân
Pháp luật
Định kỳ Hội đồng quân nhân họp mỗi tháng mấy lần? Hội đồng quân nhân tổ chức sinh hoạt tập thể quân nhân đột xuất khi nào?
Pháp luật
Đối tượng của hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân là ai? Nội dung giám sát của Hội đồng quân nhân gồm những gì?
Pháp luật
Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về kinh tế đời sống như thế nào? Các biện pháp chung để thực hiện dân chủ về kinh tế đời sống của Hội đồng quân nhân?
Pháp luật
Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về chính trị như thế nào? Để thực hiện dân chủ về chính trị cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn như thế nào? Để thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn có những biện pháp chung nào?
Pháp luật
Hội đồng quân nhân có mối quan hệ công tác với cơ quan chính trị như thế nào? Đối với ban chấp hành các tổ chức quần chúng cùng cấp, Hội đồng quân nhân có mối quan hệ gì?
Pháp luật
Hội đồng quân nhân là gì? Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị nào? Thành phần Hội đồng quân nhân bao gồm những ai?
Pháp luật
Để trở thành ủy viên Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng quân nhân
1,621 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng quân nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng quân nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào