Đối tượng giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp? Nội dung giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp là gì?
Đối tượng giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 7 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 quy định về đối tượng giám sát như sau:
Đối tượng giám sát
1- Đối tượng giám sát gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên cho đến Bộ Chính trị; Ủy ban kiểm tra các cấp; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
2- Đối tượng giám sát của các tổ chức đảng
a) Ban Chấp hành Trung ương giám sát: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết).
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giám sát: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng; các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
b) Cấp ủy các cấp giám sát: Ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy cùng cấp từ cấp trên cơ sở trở lên; Ủy ban kiểm tra cùng cấp; cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.
Ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên giám sát: Thường trực cấp ủy (đối với ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở), Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp; các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy; cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
c) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát:
Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp dưới; thường trực cấp ủy cấp dưới từ cấp trên cơ sở trở lên; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn thuộc cấp ủy cùng cấp.
Trước hết giám sát các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp.
Cấp ủy viên cùng cấp (kể cả bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ), đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
...
Như vậy, đối tượng giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp bao gồm:
- Ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy cùng cấp từ cấp trên cơ sở trở lên;
- Ủy ban kiểm tra cùng cấp; cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.
>> Ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên giám sát:
- Thường trực cấp ủy (đối với ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở), Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp;
- Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy;
- Cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
Đối tượng giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp? Nội dung giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp là gì?
Nội dung giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 như sau:
(1) Đối với tổ chức đảng:
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.
- Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền của đảng viên.
- Việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm; việc chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác tổ chức, cán bộ và giữ mối liên hệ với quần chúng.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và công tác bảo vệ Đảng.
- Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
(2) Đối với đảng viên: Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ đảng viên.
Xử lý kết quả giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 quy định xử lý kết quả giám sát trong Đảng của cấp ủy các cấp như sau:
- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Yêu cầu đối tượng giám sát chấn chỉnh, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).
- Đề ra hoặc điều chỉnh các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chức trách được giao.
- Yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên có liên quan chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
- Qua giám sát, quyết định kiểm tra chấp hành hoặc yêu cầu ủy ban kiểm tra kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
- Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo tuyên truyền, thông báo kết quả hoạt động giám sát theo quy định của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?