Đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm những ai? Có bao nhiêu hình thức giám sát đối với các đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn?
Đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm những ai?
Đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm những ai? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 8 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng giám sát
1- Đối tượng giám sát gồm: Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận trở lên; ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; các cơ quan, đơn vị của công đoàn, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn; cán bộ công đoàn các cấp.
...
Theo đó, đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm:
- Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận trở lên;
- Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp;
- Các cơ quan, đơn vị của công đoàn, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn;
- Cán bộ công đoàn các cấp.
Có bao nhiêu hình thức giám sát đối với các đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn?
Theo Điều 10 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Hình thức giám sát
1- Giám sát thường xuyên: Là thành viên hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp đối với một số đối tượng nhất định (tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn).
2- Giám sát theo chuyên đề: Là giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm, được thành lập thành đoàn, tổ để thực hiện việc giám sát.
Theo đó, có 02 hình thức giám sát đối với các đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn, cụ thể:
- Giám sát thường xuyên: Là thành viên hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp đối với một số đối tượng nhất định (tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn).
- Giám sát theo chuyên đề: Là giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm, được thành lập thành đoàn, tổ để thực hiện việc giám sát.
Đối tượng giám sát có được chủ thể giám sát thông báo trước các hình thức giám sát hay không?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân liên quan
...
2- Quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan:
a) Được chủ thể giám sát thông báo trước người được phân công giám sát thường xuyên; được nghe nhận xét, đánh giá về bản thân hay tổ chức mà mình là thành viên.
b) Được chủ thể giám sát thông báo trước quyết định, kế hoạch giám sát theo chuyên đề.
c) Được thảo luận, trình bày ý kiến, giải trình và bảo lưu ý kiến; được sử dụng bằng chứng chứng minh về các nội dung giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình.
d) Từ chối trả lời, cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình hoặc không liên quan đến nội dung giám sát hoặc thấy chủ thể giám sát thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền giám sát.
đ) Được đề nghị, phản ánh, báo cáo với công đoàn có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá đối với mình hoặc xem xét lại việc giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể giám sát.
Căn cứ trên quy định đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn có quyền:
- Được chủ thể giám sát thông báo trước người được phân công giám sát thường xuyên; được nghe nhận xét, đánh giá về bản thân hay tổ chức mà mình là thành viên.
- Được chủ thể giám sát thông báo trước quyết định, kế hoạch giám sát theo chuyên đề.
Như vậy, các đối tượng giám sát có thể được chủ thể giám sát thông báo trước các hình thức giám sát.
Bên cạnh quyền lợi thì các đối tượng giám sát trong tổ chức công đoàn còn có trách nhiệm như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của công đoàn về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể giám sát hoặc của tổ chức công đoàn có thẩm quyền.
- Có trách nhiệm mời chủ thể giám sát và cán bộ được phân công giám sát dự các cuộc họp, hội nghị; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, trao đổi đầy đủ, trung thực với chủ thể giám sát về các nội dung được yêu cầu.
- Thực hiện quyết định, thông báo, tiếp thu việc nhắc nhở, cảnh báo, các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể giám sát; nghiên cứu, xem xét để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm hoặc hậu quả gây ra và báo cáo với chủ thể giám sát đúng quy định.
- Không được gây khó khăn, trở ngại; không được từ chối khi có yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát có thẩm quyền; không để lộ bí mật nội dung giám sát và các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?