Đối tượng lưu học sinh từ Campuchia vào Việt Nam theo hiệp định hợp tác có bao gồm cả đối tượng cán bộ hay không?
Đối tượng lưu học sinh từ Campuchia vào Việt Nam theo hiệp định hợp tác có bao gồm cả đối tượng cán bộ hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về đối tượng lưu học sinh từ Campuchia theo hiệp định hợp tác như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định: là Hiệp định, Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
2. Lưu học sinh: là cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia vào Việt Nam học tập theo Hiệp định.
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học, đại học và sau đại học theo quy định, có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.
4. Đào tạo ngắn hạn: là các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Theo quy định thì đối tượng lưu học sinh theo hiệp định hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campchia sẽ bao gồm cả cán bộ, học sinh, sinh viên vào Việt Nam học tập.
Đối tượng lưu học sinh từ Campuchia vào Việt Nam theo hiệp định hợp tác có bao gồm cả đối tượng cán bộ hay không? (Hình từ Internet)
Lưu học sinh Campuchia thuộc hệ đào tạo dài hạn sẽ được cấp kinh phí đào tạo là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về kinh phí đào tạo như sau:
Kinh phí đào tạo
1. Nội dung chi
a) Chi thường xuyên bao gồm các Khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các Khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại kí túc xá, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác
- Chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm;
- Chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền nước bạn
2. Định mức chi
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 2.576.000 đồng/người/tháng.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 5.485.000 đồng/người/tháng.
c) Các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
d) Đối với các mức chi cụ thể của các Mục chi nêu tại Khoản 1 Điều này: áp dụng theo định mức của cơ sở đào tạo (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở đào tạo chủ động chi tiêu. Tổng các Khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn vào Việt Nam để học tập theo hiệp định hợp tác thì sẽ được cấp kinh phí đào tạo là 2.576.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh Campuchia thuộc hệ đào tạo dài hạn có được hỗ trợ chi phí sinh hoạt hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về việc cấp chi phí sinh hoạt như sau:
Chi sinh hoạt phí
1. Nội dung chi: sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 3.080.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 4.820.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Trung học, Đại học: 2.460.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
a) Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức ăn tập trung, toàn bộ sinh hoạt phí được cấp cho lưu học sinh.
b) Đối với cơ sở đào tạo tổ chức ăn tập trung theo quy định thì suất ăn tập trung cho lưu học sinh Lào, Campuchia theo định mức của cơ sở đào tạo không vượt quá 45% định mức chi quy định tại Khoản 2 Điều này; Phần còn lại được chi trực tiếp cho lưu học sinh.
Như vậy, ngoài kinh phí học tập thì lưu học sinh Campuchia khi vào học tập tại Việt Nam học tập thì sẽ được hỗ trợ cả chi phí sinh hoạt, tùy vào hệ đào tạo mà mức chi phí sinh hoạt được cấp sẽ khác nhau:
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 3.080.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?