Đối tượng mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào? Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải đóng ra sao?
Đối tượng mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định pháp luật
Tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
"Điều 4. Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm."
Theo Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy như sau:
"2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên."
Thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, do đó sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Căn cứ các quy định trên, toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng của cư dân trong chung cư sẽ đều phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Bảo hiểm cháy nổ
Đối tượng đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có nghĩa vụ như sau:
"Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
[...]"
Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là cơ quan, tổ chức và cá nhận có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP:
"Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
[...]"
Như vậy, nếu dự án chung cư vẫn do chủ đầu tư sở hữu thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ.
Nếu người mua chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì mặc dù chung cư chưa có Ban quản trị chính thức nhưng đã đi vào hoạt động, do vậy cư dân chung cư sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ phần nhà chung cư đã mua.
Theo đó, chủ sở hữu căn hộ sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình và có trách nhiệm đóng góp chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung.
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải đóng quy định như thế nào?
Cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP Phụ lục I Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định cụ thể: tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ phải đóng đối với Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) là 0.05%; Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) là 0.1% trên 1 năm theo quy định pháp luật (chưa bao gồm thuế GTGT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?