Đối tượng nào có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật hiện nay? Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Đối tượng nào có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Theo quy định trên thì đối tượng được quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm
(1) Nhà nước Việt Nam
(2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Đối tượng nào có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
(1) Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
- Đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm, tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để bảo đảm khả năng phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý.
(2) Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
- Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
- Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Có được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hay không?
Căn cứ Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Như vậy, theo quy định trên, chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?