Đối tượng nào được cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và mức kinh phí là bao nhiêu?
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có phải là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh rừng tự nhiên?
- Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng đặc dụng là bao lâu?
- Đối tượng nào được cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và mức kinh phí là bao nhiêu?
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có phải là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh rừng tự nhiên?
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
2. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
3. Nuôi dưỡng rừng là biện pháp lâm sinh điều chỉnh mật độ, tổ thành loài bằng các biện pháp loại bỏ những cây phi mục đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích; giữ lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được thực hiện bằng các biện pháp sau đây trong thời hạn xác định:
- Bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng,
- Phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng.
Đối tượng nào được cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và mức kinh phí là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng đặc dụng là bao lâu?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
...
2. Nội dung biện pháp
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ rừng lựa chọn trong các biện pháp sau:
Đối với rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;
Đối với rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;
Đối với rừng ngập mặn, ngập phèn: Thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng; dọn cỏ rác, vớt bèo và các đối tượng khác chèn ép cây tái sinh mục đích; làm hàng rào bảo vệ.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;
c) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.
Theo đó, thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với đặc dụng là 06 năm.
Đối tượng nào được cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và mức kinh phí là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì những đối tượng được cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng bao gồm:
- Chủ rừng là tổ chức;
- Cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Theo đó, mức kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên cấp cho các đối tượng nêu trên như sau:
- Mức kinh phí bình quân là: 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm.
Đối với vùng đất ven biển: Bằng 1,5 lần mức bình quân;
- Chi phí lập hồ sơ lần đầu: 50.000 đồng/ha;
- Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?