Đối tượng nào được hành nghề thăm dò khoáng sản? Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào?
Thăm dò khoáng sản là gì? Đối tượng nào được hành nghề thăm dò khoáng sản?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa về hoạt động thăm dò khoáng sản như sau:
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Theo đó, tổ chức được hành nghề thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 12 Nghị định 60/2016/NĐ-CP bao gồm:
Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng quy định tại Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định tại Nghị định này, gồm:
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.
- Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Đối tượng nào được hành nghề thăm dò khoáng sản?
Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào?
* Quy định về hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản theo Điều 13 Nghị định 60/2016/NĐ-CP:
- Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định này khi thi công đề án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề án theo quy định;
+ Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được gọi là chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề án; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
+ Danh mục các thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
- Trường hợp đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức có giấy phép thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
- Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
* Điều kiện đối với chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 14 Nghị định 60/2016/NĐ-CP và khoản 9, khoản 10 Điều 7 Nghị định 136/2018/NĐ-CP:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình;
- Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
- Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 (một) đề án thăm dò khoáng sản độc hại hoặc đã làm chủ nhiệm 01 (một) đề án thăm dò khoáng sản từ khi lập đề án đến lập báo cáo kết thúc được cấp trên phê duyệt.
Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ đảm nhận chức trách tối đa 02 (hai) đề án thăm dò khoáng sản
* Về đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện đề án thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT:
- Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc địa, địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
- Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
+ Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
+ Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại, phải có có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
* Quy định về thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò khoáng sản theo Điều 6 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT:
- Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các hạng mục trong đề án thăm dò đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Thiết bị, công cụ để thi công các hạng mục của công trình thăm dò khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và vận hành an toàn.
- Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
Trách nhiệm của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Trách nhiệm của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT như sau:
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết kế đề án thăm dò được thẩm định; đảm bảo chất lượng công việc.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ đầu tư về tính trung thực của tài liệu, chất lượng, kết quả đề án thăm dò khoáng sản theo quy định.
- Lập hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản; cung cấp các thông tin về hoạt động thăm dò cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Tổ chức được hành nghề thăm dò khoáng sản bao gồm doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản. Theo đó, tổ chức khi hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện cụ thể và thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?