Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội?

Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội? Mức hưởng là bao nhiêu? Ngoài phụ cấp ưu đãi nghề các đối tượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội còn được nhận bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểu diễn thế nào? Câu hỏi của anh Nhất (Gia Lai).

Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội?

Căn cứ theo Mục I Thông tư 167/2008/TT-BQP có quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội là:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng có quyết định của Bộ Tổng Tham mưu (sau đây gọi là Diễn viên), bao gồm: diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ trực tiếp tham gia tập luyện, biểu diễn.

Thuộc các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong quân đội hoặc đoàn Nghi lễ Quân đội và các Đội quân nhạc chuyên nghiệp trong quân đội.

Lưu ý: Các thời gian sau đây sẽ không được tính hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động nghệ thuật trong quân đội:

- Thời gian đi công tác, làm việc ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm chuyên môn biểu diễn nghệ thuật liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ công tác;

- Thời gian không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 1 tháng trở lên.

Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội?

Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội? (Hình từ Internet)

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các đối tượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Mục II Thông tư 167/2008/TT-BQP quy định về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các đối tượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội như sau:

- Mức 20% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), áp dụng đối với diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch;

- Mức 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), áp dụng đối với diễn viên cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương theo cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng theo quy định

* Phụ cấp ưu đãi theo nghề được trả cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Ngoài phụ cấp ưu đãi nghề các đối tượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội còn được nhận bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểu diễn thế nào?

Căn cứ theo Mục I Thông tư 167/2008/TT-BQP thì các đối tượng sau đây sẽ được nhận bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn:

- Diễn viên được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục này;

- Chỉ đạo nghệ thuật biểu diễn;

- Diễn viên đóng vai phụ, người phục vụ tập luyện, biểu diễn và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn và cấp dưỡng).

Mức hưởng được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư 167/2008/TT-BQP như sau:

- Mức bồi dưỡng tập luyện:

+ Mức 20.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn; diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc;

+ Mức 15.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong các vở diễn; diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múa nhạc.

+ Mức 10.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong các vở diễn; diễn viên phụ trong các chương trình ca múa nhạc và người phục vụ cho tập luyện.

- Mức bồi dưỡng biểu diễn:

+ Mức 50.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn; diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc; chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn;

+ Mức 40.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong các vở diễn; diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múa nhạc;

+ Mức 20.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong các chương trình hoặc vở diễn; người phục vụ cho biểu diễn và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).

- Bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn được trả theo ngày tập luyện hoặc buổi biểu diễn và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Trường hợp một người kiêm nhiều nhiệm vụ thì chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.

Phụ cấp ưu đãi
Biểu diễn nghệ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi nghề đặc thù, phụ cấp khu vực của công chức, viên chức y tế trong thời gian nghỉ thai sản có được tính không?
Pháp luật
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề không được tính cho phó hiệu trưởng có thời gian đi học chính trị từ bao nhiêu tháng trở lên?
Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám, kiểm tra bệnh nhân tâm thần và động kinh là bao nhiêu?
Pháp luật
Công chức, viên chức y tế trực tiếp khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS, lao thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Pháp luật
Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả?
Pháp luật
Concert là gì? Tổ chức concert có bắt buộc liệt kê tất cả bài hát sẽ được biểu diễn khi xin giấy phép không?
Pháp luật
Viên chức y tế đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế, phụ cấp khu vực hay không?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên khi nhà giáo không còn trực tiếp giảng dạy không?
Pháp luật
Có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề khi làm công tác y tế theo hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp không phải là viên chức không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp ưu đãi
1,365 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp ưu đãi Biểu diễn nghệ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp ưu đãi Xem toàn bộ văn bản về Biểu diễn nghệ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào