Đối tượng nào được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài? Việc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Đối tượng nào được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài?
- Việc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện nào?
Đối tượng nào được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài?
Theo Điều 21 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Các đối tượng sau được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
1. Công ty quản lý quỹ.
2. Ngân hàng thương mại.
Theo quy định trên, đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm:
+ Công ty quản lý quỹ.
+ Ngân hàng thương mại.
Nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (Hình từ Internet)
Việc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 135/2015/NĐ-CP về nguyên tắc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Nguyên tắc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
1. Hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Tổ chức nhận ủy thác không được sử dụng vốn nhận ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác đầu tư và quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước.
4. Tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức nhận ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn tổ chức ủy thác thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo đúng quy định tại Nghị định này.
Theo đó, việc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 22 nêu trên.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
1. Để được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
2. Để được xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ);
b) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại);
c) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
d) Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
e) Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về các chỉ tiêu an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức nhận ủy thác.
Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?