Đối tượng nào được tham gia đấu thầu hoán đổi công cụ nợ? Tổ chức phát hành thông báo hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo bao nhiêu hình thức?
Có bao nhiêu phương thức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ?
Có bao nhiêu phương thức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích hoán đổi;
b) Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
c) Phương thức hoán đổi;
d) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
2. Việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Khối lượng phát hành công cụ nợ của Chính phủ để hoán đổi phải nằm trong kế hoạch vay và trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Công cụ nợ của Chính phủ được hoán đổi theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo đó, có 02 phương thức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
– Phương thức thỏa thuận;
– Phương thức đấu thầu.
Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối tượng nào được tham gia đấu thầu hoán đổi công cụ nợ?
Theo Điều 17 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng được tham gia đấu thầu hoán đổi công cụ nợ
1. Là nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo hàng năm của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường được đấu thầu hoán đổi công cụ nợ thuộc sở hữu của mình hoặc đấu thầu hoán đổi công cụ nợ cho khách hàng theo ủy quyền của chủ sở hữu công cụ nợ.
Theo đó, những đối tượng được tham gia đấu thầu hoán đổi công cụ nợ bao gồm:
– Là nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo hàng năm của Bộ Tài chính.
– Nhà tạo lập thị trường được đấu thầu hoán đổi công cụ nợ thuộc sở hữu của mình hoặc đấu thầu hoán đổi công cụ nợ cho khách hàng theo ủy quyền của chủ sở hữu công cụ nợ.
Tổ chức phát hành thông báo hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo bao nhiêu hình thức?
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định giá trúng thầu
1. Nguyên tắc đấu thầu
a) Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhà tạo lập thị trường theo đúng quy định của pháp luật;
b) Bảo mật mọi thông tin dự thầu của nhà tạo lập thị trường;
c) Căn cứ khung lãi suất hoán đổi của Bộ Tài chính và lãi suất của công cụ nợ có kỳ hạn còn lại tương đương trên thị trường, chủ thể tổ chức phát hành công bố lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi hoặc công bố lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi.
2. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) hình thức, gồm:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ đăng ký hoán đổi của nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu hoán đổi trong phiên đấu thầu.
[…]
Theo đó, tổ chức phát hành thông báo hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo một trong hai hình thức sau:
– Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
– Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ đăng ký hoán đổi của nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu hoán đổi trong phiên đấu thầu.
Bên cạnh đó, tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoán đổi theo phương thức đấu thầu cần đảm bảo những nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 110/2018/TT-BTC cụ thể:
– Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhà tạo lập thị trường theo đúng quy định của pháp luật;
– Bảo mật mọi thông tin dự thầu của nhà tạo lập thị trường;
– Căn cứ khung lãi suất hoán đổi của Bộ Tài chính và lãi suất của công cụ nợ có kỳ hạn còn lại tương đương trên thị trường, chủ thể tổ chức phát hành công bố lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi hoặc công bố lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?