Đối tượng nào được tham gia đấu thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ? Có những hình thức đấu thầu mua lại công cụ nợ nào?
Đối tượng nào được mua lại công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về đối tượng được tham gia đấu thầu mua lại công cụ nợ như sau:
Đối tượng được tham gia đấu thầu mua lại công cụ nợ
1. Là nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo hàng năm của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường bán lại công cụ nợ thuộc sở hữu của mình hoặc bán lại công cụ nợ của khách hàng theo ủy quyền của chủ sở hữu công cụ nợ.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quyền lợi của nhà tạo lập thị trường như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường
1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hiện nay chỉ có nhà tạo lập thị trường là đối tượng duy nhất được tham gia đấu thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ.
Đấu thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ (Hình từ Internet)
Điều kiện để trở thành nhà tạo lập thị trường là gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường như sau:
Nhà tạo lập thị trường
1. Điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường
a) Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất;
d) Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.
Như vậy, để có thể trở thành nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ thì cần phải đáp ứng những điều kiện được quy định trên đây.
Có những hình thức đấu thầu mua lại công cụ nợ nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định kết quả trúng thầu mua lại công cụ nợ của Chính phủ như sau:
Nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định kết quả trúng thầu
1. Nguyên tắc đấu thầu
a) Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhà tạo lập thị trường theo đúng quy định của pháp luật;
b) Bảo mật mọi thông tin dự thầu của nhà tạo lập thị trường.
2. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu mua lại công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) hình thức, gồm:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ mua lại từ nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu mua lại trong phiên đấu thầu.
3. Phương thức xác định kết quả trúng thầu
Kết quả trúng thầu công cụ nợ được xác định theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
a) Đơn giá;
b) Đa giá.
4. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ thông báo cụ thể về hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả trúng thầu đối với mỗi đợt đấu thầu mua lại công cụ nợ.
Theo đó, đấu thầu mua lại công cụ nợ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
- Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
- Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Lưu ý: Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ mua lại từ nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu mua lại trong phiên đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?