Đối tượng nào được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
Đối tượng nào được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
Đối tượng nào được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước? (Hình từ Internet)
Theo Điều 15 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Đối tượng được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất
Đối tượng được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất gồm:
1. Cán bộ, công chức và người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết;
2. Gia đình của cán bộ, công chức và người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và gia đình của cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực, gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, các con bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc có chứng từ, hoá đơn của cơ sở điều trị) hoặc bị chết;
3. Cán bộ công tác ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ công tác ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết.
Căn cứ trên quy định những đối tượng sau đây được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước, gồm:
- Cán bộ, công chức và người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết;
- Gia đình của cán bộ, công chức và người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và gia đình của cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực, gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, các con bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc có chứng từ, hoá đơn của cơ sở điều trị) hoặc bị chết;
- Cán bộ công tác ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ công tác ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết.
Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước để xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 5 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chi trả
1. Đảm bảo cán bộ, công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động và hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan;
2. Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động;
3. Đảm bảo hài hoà về thu nhập giữa cán bộ công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong cơ quan;
4. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước; kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước khu vực được chi cho cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước để xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất cho những đối tượng được hưởng cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo cán bộ, công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động và hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan;
- Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động;
- Đảm bảo hài hoà về thu nhập giữa cán bộ công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong cơ quan;
- Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước; kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước khu vực được chi cho cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Thủ tục đề nghị xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất được quy định thế nào?
Theo Điều 16 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước:
Các trường hợp thuộc diện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 15 nếu thuộc các khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ có văn bản gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất. Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
2. Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực:
Các trường hợp thuộc diện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 15 nếu thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực, lãnh đạo phòng nơi trực tiếp quản lý cán bộ có văn bản gửi Kiểm toán trưởng (qua Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất. Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Kiểm toán Nhà nước khu vực, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực phối hợp với lãnh đạo phòng nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Kiểm toán trưởng xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Căn cứ trên quy định thủ tục đề nghị xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất được quy định cụ thể trong từng trường hợp sau:
(1) Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước:
- Thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ có văn bản gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Ngoài ra, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
(2) Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực:
- Lãnh đạo phòng nơi trực tiếp quản lý cán bộ có văn bản gửi Kiểm toán trưởng (qua Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuấ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Ngoài ra, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Kiểm toán Nhà nước khu vực, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực phối hợp với lãnh đạo phòng nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Kiểm toán trưởng xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?