Đối tượng nào được xét đặc xá? Quyết định về đặc xá do cơ quan nào công bố, được niêm yết tại đâu?
Đối tượng nào được xét đặc xá?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 thì "Đặc xá" là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Theo đó, căn cứ Điều 2 Luật Đặc xá 2018:
Đối tượng áp dụng
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.
Và khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (sau đây gọi chung là người bị kết án phạt tù).
...
Như vậy, theo các quy định trên thì đối tượng được xem xét đặc xá bao gồm:
- Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn,
- Người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn,
- Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Đối tượng nào được xét đặc xá? (Hình từ Internet)
Quyết định về đặc xá do cơ quan nào công bố, được niêm yết tại đâu?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 quy định thì "Quyết định về đặc xá" là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.
Căn cứ Điều 8 Luật Đặc xá 2018 quy định trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá:
Trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá. Tờ trình và dự thảo Quyết định về đặc xá phải được trình Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước thời điểm đặc xá để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá.
Và Điều 9 Luật Đặc xá 2018 quy định việc công bố, thông báo, niêm yết Quyết định về đặc xá như sau:
Công bố, thông báo, niêm yết Quyết định về đặc xá
1. Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố ngay Quyết định về đặc xá. Quyết định về đặc xá được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sau khi được công bố, Quyết định về đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Theo đó, Quyết định về đặc xá sẽ so Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố và được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Sau khi được công bố thì Quyết định về đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Người được đề nghị đặc xá có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật Đặc xá 2018 như sau:
(1) Được phổ biến chính sách, pháp luật về đặc xá; thông báo Quyết định về đặc xá, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.
(2) Liên hệ với thân nhân để thu thập giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
(3) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
(4) Cung cấp giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đề nghị đặc xá; khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.
(5) Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V Luật Đặc xá 2018.
Cơ quan nào có trách nhiệm phổ biến Quyết định về đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù biết?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Đặc xá 2018 quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá như sau:
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá
1. Ngay sau khi Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết, phổ biến cho người đang chấp hành án phạt tù biết.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn căn cứ vào quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này làm đơn đề nghị đặc xá.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ niêm yết, phổ biến Quyết định về đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù biết ngay sau khi Quyết định này được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trại giam, trại tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?