Đối tượng nào phải đăng ký đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen?
- Những đối tượng nào phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen?
- Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục gì theo quy định?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen?
- Nội dung chủ yếu của Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải bao gồm những gì?
Những đối tượng nào phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen?
Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.
...
Căn cứ quy định trên thì những đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2017/NĐ-CP.
Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục gì theo quy định?
Theo Điều 8 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây:
1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng.
4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Căn cứ trên quy định khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen này phải thực hiện các bước sau đây:
- Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-. Thỏa thuận và ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen với Bên cung cấp.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen.
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen?
Theo Điều 6 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ trên quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Nội dung chủ yếu của Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Giấy phép tiếp cận nguồn gen
...
3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích sử dụng nguồn gen;
b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;
c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;
d) Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen;
đ) Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận.
...
Căn cứ quy định trên, Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích sử dụng nguồn gen;
- Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;
- Địa điểm tiếp cận nguồn gen;
- Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen;
- Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?