Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi?
- Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi?
- Nội dung và mức hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm những gì?
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền như thế nào?
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi và có chăn nuôi trang trại quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Như vậy, đối tượng sẽ được hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi và có chăn nuôi trang trại quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP cụ thể:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi? (Hình từ Internet)
Nội dung và mức hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: đường trục chính nội đồng, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, điện, khu tập kết sản phẩm sau thu hoạch. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 05 tỷ đồng/dự án.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua vật tư, thiết bị thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, chế biến, bảo quản phụ phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với dự án có tổng công suất sản xuất thiết kế đạt tối thiểu 100.000 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời tại trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua giống cây trồng làm cây thức ăn chăn nuôi đối với dự án có diện tích đất trồng tối thiểu 10 ha/dự án. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
b) Được sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại ngoài quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì được gia công các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
...
Theo đó, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ có quyền như sau:
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
- Được sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại ngoài quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 48 Luật Chăn nuôi 2018 thì được gia công các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?