Đối tượng nào tổ chức đại hội đại biểu công đoàn? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội gồm những ai?
Đối tượng nào tổ chức đại hội đại biểu công đoàn?
Căn cứ vào tiểu mục 6.4 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.3. Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.
- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.
6.4. Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên
a. Đối tượng tổ chức đại hội đại biểu
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.
b. Đối tượng tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên
- Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 200 đoàn viên.
- Trường hợp có từ 200 đoàn viên trở lên, việc tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định hoặc khi có quá một phần hai (1/2) đoàn viên đồng ý đại hội toàn thể.
- Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định công đoàn cơ sở tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối tượng nào tổ chức đại hội đại biểu công đoàn bao gồm:
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.
Đối tượng nào tổ chức đại hội đại biểu công đoàn? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu công đoàn gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
...
Như vậy, thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu công đoàn bao gồm:
- Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
- Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
- Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
Đại biểu dự đại hội đại biểu công đoàn phải được thẩm tra tư cách đúng không?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
...
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Như vậy, đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
Lưu ý: Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên excel? Tải về Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chi tiết nhất?
- Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định thế nào? Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không?
- Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
- Tín hiệu đèn giao thông là gì? Tín hiệu đèn giao thông có tác dụng gì? 3 màu đèn giao thông có ý nghĩa gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?