Đối tượng nào xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra? Đối tượng nào không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
- Đối tượng nào xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
- Đối tượng nào không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
- Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra là gì?
- Các trường hợp nào được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
Đối tượng nào xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TTCP quy định về đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước, gồm:
a) Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
b) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra Chính phủ;
c) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các tổ chức Thanh tra Nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ), gồm:
- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra bộ;
- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan Thanh tra Nhà nước thuộc tổng cục, cục và tương đương theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, người lao động công tác tại các cơ quan Thanh tra Nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Công an.
d) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
đ) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra sở và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra sở);
e) Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm:
a) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội ở trung ương;
b) Lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ;
c) Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bí thư, Phó bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương.
3. Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
4. Các trường hợp khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Như vậy, các đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước;
+ Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam;
+ Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
+ Các trường hợp khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Đối tượng nào xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-TTCP quy định về đối tượng không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra như sau:
Đối tượng không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc hoặc bị tước quân tịch, tước danh hiệu Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Chưa xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật; người đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên; người đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án, đang chấp hành bản án hình sự.
Thời gian thi hành kỷ luật, thời gian chấp hành bản án hình sự, bao gồm cả thời gian chưa được xóa kỷ luật hoặc xóa án tích không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.
Như vậy, đối tượng không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra như sau:
+ Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc hoặc bị tước quân tịch, tước danh hiệu Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
+ Chưa xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật; người đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên; người đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án, đang chấp hành bản án hình sự.
Thời gian thi hành kỷ luật, thời gian chấp hành bản án hình sự, bao gồm cả thời gian chưa được xóa kỷ luật hoặc xóa án tích không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.
Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra là gì?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TTCP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra như sau:
(1) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TTCP, có thời gian công tác từ 04 năm trở lên tính đến năm đề nghị xét tặng.
(2) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TTCP, có tổng thời gian công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước từ 10 năm trở lên tính đến ngày 23/11 của năm đề nghị xét tặng.
(3) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam và đạt điều kiện, tiêu chuẩn sau:
a) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra.
b) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra.
(4) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải có công lao, thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
(5) Cá nhân thuộc trường hợp khác quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này phải có công lao, thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc có sáng kiến, công trình khoa học có giá trị thực tiễn đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
Các trường hợp nào được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 01/2017/TT-TTCP quy định về các trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra như sau:
Các trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương
Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương khi có một trong các điều kiện quy định tại Điều này và chỉ tính thành tích cao nhất.
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
2. Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm;
3. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm;
4. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng.
Như vậy, các trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra bao gồm:
+ Cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
+ Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm;
+ Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm;
+ Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng.
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương khi có một trong các điều kiện quy định nêu trên và chỉ tính thành tích cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?