Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm những gì?
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Theo Mục 2 Chương 2 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
I. VỊ TRÍ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học
- Chủ nghĩa xã hội với tư cách một chế độ xã hội, một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là học thuyết tư tưởng - lý luận.
2. Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Trong lịch sử các tư tưởng của nhân loại.
- Trong lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại.
- Trong học thuyết Mác - Lênin (chủ nghĩa Mác - Lênin) là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lênin (gồm Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học).
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Phạm vi và đối tượng khảo sát của chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những hình thức, phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3. Mối quan hệ giữa 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin
...
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa;
- Những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những hình thức, phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm những gì? (hình từ internet)
Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 3 Chương 2 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
...
III. Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Các phương pháp liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
...
Như vậy, hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm:
- Cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Các phương pháp liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Chương 2 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
...
IV. Chức năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Chức năng và nhiệm vụ
- Chức năng trang bị tri thức khoa học, tri thức lý luận, phương pháp luận khoa học.
- Chức năng giáo dục lập trường tư tưởng chính trị về chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và nhân dân lao động (ở những mức độ, yêu cầu và hình thức cụ thể, phù hợp).
- Chức năng định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học
- Nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng và củng cố niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
- Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.
- Cảnh giác và đấu tranh với những biểu hiện sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân và dân tộc.
...
Như vậy, ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm:
- Nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng và củng cố niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
- Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.
- Cảnh giác và đấu tranh với những biểu hiện sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân và dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?