Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm những ai?
- Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm những ai?
- Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn có được ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật không?
- Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn khi yêu cầu tư vấn thì phải xuất trình giấy tờ gì?
Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định 2272/2005/QĐ-TLĐ quy định về đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn như sau:
Đối tượng phục vụ của Trung tâm
Đối tượng phục vụ của Trung tâm bao gồm:
1. Đoàn viên công đoàn;
2. Người lao động;
3. Các cấp công đoàn;
4. Cá nhân và các tổ chức khác khi có yêu cầu.
Như vậy, đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm:
(1) Đoàn viên công đoàn;
(2) Người lao động;
(3) Các cấp công đoàn;
(4) Cá nhân và các tổ chức khác khi có yêu cầu.
Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn có được ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định 2272/2005/QĐ-TLĐ quy định về quyền của đối tượng phục vụ của Trung tâm như sau:
Quyền của đối tượng phục vụ của Trung tâm
1. Được cung cấp thông tin pháp lý và tư vấn pháp luật
Quyền của đối tượng phục vụ của Trung tâm theo quy định của Điều lệ này;
2. Tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác đề nghị cung cấp thông tin pháp lý và tư vấn pháp luật;
3. Được giữ bí mật về nội dung đề nghị tư vấn pháp luật khi có yêu cầu;
4. Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc hành vi vi phạm khác của Trung tâm;
5. Các quyền khác theo quy định của Nghị định 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ, Quyết định số 785/QĐ-TLĐ và Quyết định số 786/QĐ-TLĐ ngày 27/5/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định thì đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được uỷ quyền cho người khác đề nghị cung cấp thông tin pháp lý và tư vấn pháp luật.
Đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn khi yêu cầu tư vấn thì phải xuất trình giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Điều lệ Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định 2272/2005/QĐ-TLĐ quy định trách nhiệm của đối tượng phục vụ của Trung tâm như sau:
Trách nhiệm của đối tượng phục vụ của Trung tâm
1. Xuất trình thẻ đoàn viên công đoàn hoặc giấy tờ xác nhận khác thuộc đối tượng tư vấn miễn phí của tổ chức công đoàn;
2. Cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin, tài liệu đó;
3. Chấp hành nội quy, Điều lệ hoạt động của Trung tâm;
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ, Quyết định số 785/QĐ-TLĐ và Quyết định số 786/QĐ-TLĐ ngày 27/5/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phục vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn khi yêu cầu tư vấn thì phải xuất trình thẻ đoàn viên công đoàn hoặc giấy tờ xác nhận khác thuộc đối tượng tư vấn miễn phí của tổ chức công đoàn.
Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Điều lệ Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn ban hành kèm theo Quyết định 2272/2005/QĐ-TLĐ quy định về quyền và trách nhiệm của Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn như sau:
Quyền và trách nhiệm của Trung tâm
1. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm có các quyền sau đây:
a) Được đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;
b) Kiến nghị với Ban Pháp luật và Tổng Liên đoàn tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động.
c) Được thực hiện tư vấn pháp luật có thu phí đối với cá nhân, tổ chức không thuộc diện tư vấn miễn phí của Công đoàn Việt Nam.
d) Được kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của thành viên Trung tâm tư vấn pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ.
đ) Được tiếp nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Trung tâm có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về hoạt động tư vấn;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin pháp lý, chất lượng nội dung tư vấn và đội ngũ tư vấn viên, cộng tác viên của Trung tâm.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm tư vấn pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tuân theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về hoạt động tư vấn;
(2) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin pháp lý, chất lượng nội dung tư vấn và đội ngũ tư vấn viên, cộng tác viên của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?