Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm những ai? Ai có quyền thành lập công đoàn cấp trên?
- Ai có quyền thành lập công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?
- Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm những ai?
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án là gì?
Ai có quyền thành lập công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?
Thẩm quyền thành lập công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo khoản 1 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 cụ thể:
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Hình từ Internet)
Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm những ai?
Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định theo khoản 2 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 cụ thể:
- Liên đoàn lao động cấp huyện tập hợp người lao động theo địa giới hành chính cấp huyện, trừ đối tượng tập hợp của các công đoàn cấp trên nêu tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
- Công đoàn ngành địa phương tập hợp người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Công đoàn các khu công nghiệp tập hợp người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập hợp người lao động trong các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp người lao động theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quốc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể cấp trung ương...
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo Điều 18 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 cụ thể:
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn;
Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
- Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm.
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
- Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các công đoàn cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
- Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác.
Lưu ý:
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết đối với từng loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về vai trò của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động như sau:
- Khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án tranh chấp về kinh phí công đoàn tại Tòa án.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nếu được NLĐ ủy quyền.
- Khởi kiện và tham gia giải quyết TCLĐ tập thể về quyền nếu được CĐCS ủy quyền.
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, TƯLĐTT vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, CĐCS nếu được NLĐ, CĐCS đề nghị.
- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động theo chỉ định của Tòa án.
- Cử đại diện tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo yêu cầu của NLĐ. Nếu không tham gia được, phải có ý kiến bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?