Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ phải báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của mình cho cơ quan quản lý nhà nước hay không?
- Đối tượng thanh tra có trách nhiệm gì trong việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến khắc phục sơ hở trong quản lý pháp luật?
- Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ phải báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của mình cho cơ quan quản lý nhà nước hay không?
- Báo cáo của đối tượng thanh tra về việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung gì?
Đối tượng thanh tra có trách nhiệm gì trong việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến khắc phục sơ hở trong quản lý pháp luật?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật được quy định cụ thể như sau:
Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật
1. Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
a) Kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Có thể thấy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình căn cứ vào kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật
Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ phải báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của mình cho cơ quan quản lý nhà nước hay không?
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định liên quan đến vấn đề báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra cụ thể như sau:
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra
1. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.
Theo đó, đối tượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.
Báo cáo của đối tượng thanh tra về việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra
...
2. Nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
a) Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
c) Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết;
d) Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Như vậy, đối tượng thanh tra khi thực hiện trách nhiệm báo cáo kết luận thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền thì phải đảm bảo báo cáo có đầy đủ những nội dung theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?