Đối với báo cáo tài chính nhà nước thì đơn vị nào có nhiệm vụ lập và các cơ quan, đơn vị, tổ chức nào có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo này?
Đối với báo cáo tài chính nhà nước thì đơn vị nào có nhiệm vụ lập và các cơ quan, đơn vị, tổ chức nào có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo này?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, bao gồm:
a) Bộ Tài chính;
b) Kho bạc Nhà nước các cấp;
c) Cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
d) Cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước các cấp;
đ) Cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
e) Cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
g) Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo tài chính nhà nước.
Như vậy các đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, bao gồm:
- Bộ Tài chính;
- Kho bạc Nhà nước các cấp;
- Cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
- Cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước các cấp;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
Báo cáo tài chính nhà nước (Hình từ Internet)
Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc) và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh).
2. Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc.
3. Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh).
Như vậy báo cáo tài chính nhà nước được lập:
- Trên phạm vi toàn quốc (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc);
- Trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh).
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước
1. Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
2. Nội dung của báo cáo tình hình tài chính nhà nước:
a) Tài sản của Nhà nước:
Tài sản của Nhà nước bao gồm toàn bộ tài sản Nhà nước giao cho các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định: Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.
b) Nợ phải trả của Nhà nước:
Nợ phải trả của Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và các khoản phải trả khác của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này có nghĩa vụ phải trả.
c) Nguồn vốn của Nhà nước:
Nguồn vốn của Nhà nước bao gồm nguồn vốn hình thành tài sản; thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính nhà nước, nguồn vốn khác của Nhà nước.
3. Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy báo cáo tình hình tài chính nhà nước sẽ gồm những nội dung sau:
- Tài sản của Nhà nước;
- Nợ phải trả của Nhà nước;
- Nguồn vốn của Nhà nước.
Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?