Đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới có yêu cầu phải có khả năng chịu được tác động của thiên tai hay không?
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai thế nào?
- Đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới có yêu cầu phải có khả năng chịu được tác động của thiên tai hay không?
- Trong quá trình khảo sát, thiết kế các công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới cần phải tuân thủ những gì?
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai thế nào?
Các cơ quan quản lý đường bộ, Ban quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau đây theo Điều 5 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông vận tải đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.
2. Trong phạm vi quản lý của đơn vị, phải thường xuyên kiểm tra; đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ hoặc các công trình có liên quan đến phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trong trường hợp vượt quá khả năng của đơn vị, phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.
3. Chỉ đạo xây dựng “Phương án phòng ngừa thiên tai” của nhà thầu thi công công trình, nhà thầu bảo trì đường đang khai thác và các đơn vị khác có liên quan.
Phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ; lập phương án và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:
- Các biện pháp gia cố, sửa chữa, che, chắn, neo, buộc, chống, đỡ, chêm, chèn, hãm để bảo vệ công trình, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;
- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;
- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;
- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;
- Xây dựng các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ, sự cố, thiên tai; quan trắc tình hình thực tế của thiên tai đối với công trình; theo dõi khả năng chịu tác động của sự cố, thiên tai đối với công trình và trang thiết bị;
- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra.
4. Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai của các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.
5. Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về kỹ năng xử lý thông tin trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn.
6. Chỉ huy hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của đơn vị.
7. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới (Hình từ Internet)
Đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới có yêu cầu phải có khả năng chịu được tác động của thiên tai hay không?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định các công trình đường bộ được đầu tư xây dựng mới phải có khả năng chịu được tác động của thiên tai.
(Nhưng hiện nay quy định này đã bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022).
Cho nên phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới không có yêu cầu phải có khả năng chịu được tác động của thiên tai.
Trong quá trình khảo sát, thiết kế các công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới cần phải tuân thủ những gì?
Trong quá trình khảo sát, thiết kế cần phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, trên cơ sở những yêu cầu theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT sau đây:
- Nghiên cứu địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng công trình và lưu vực, sự hình thành các công trình ở thượng lưu có tác động đến công trình đường bộ.
- Thu thập đầy đủ các số liệu thống kê về lượng mưa, lưu lượng dòng chảy, mực nước dâng, sự xâm thực của sóng, thủy triều vùng gần biển, áp lực gió; nghiên cứu về tình hình sự cố, thiên tai của khu vực, các số liệu lịch sử, khoan thăm dò địa chất khu vực xây dựng công trình để làm cơ sở cho công tác thiết kế;
+ Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, vật liệu, loại kết cấu thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai;
+ Tính toán thủy văn theo lưu lượng thiết kế; tính toán thiết kế công trình theo cường độ gió bảo đảm tính ổn định chống gió, bão của tổng thể công trình cũng như từng kết cấu riêng biệt; thiết kế theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có tính tới ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và khu vực;
Ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, thủy điện, nông ngư nghiệp cùng các tác động do phá hủy môi trường sinh thái của con người như chặt phá rừng, khai thác nguyên vật liệu làm thay đổi môi trường trong khu vực xây dựng;
+ Khi thiết kế khẩu độ cầu, phải hạn chế việc thu hẹp dòng chảy tự nhiên của sông, suối để không ảnh hưởng đến việc thoát lũ, không gây xói lở mố, trụ cầu.
Phải tính toán chiều sâu xói lở dưới chân trụ, mố cầu để xác định cao độ đặt móng sâu hơn cao độ đáy sông sau khi xói một độ sâu an toàn tùy theo loại móng.
Cần thiết kế kè chỉnh hướng dòng chảy, lát mái ta luy đất đắp tứ nón và đường vào cầu, xây dựng các trụ chống va gần các trụ cầu để gạt cây và vật trôi không cho va thẳng vào trụ cầu;
+ Đối với các công trình đường, phải tính toán đầy đủ các rãnh thoát nước (rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh đỉnh) với diện tích thoát nước và kết cấu đủ cho lưu lượng, vận tốc nước thông qua lúc có mưa, lũ lớn;
+ Cao độ nền đường bộ phải cao hơn mực nước tính toán cao nhất khi có thiên tai.
Trong trường hợp phải chấp nhận có những thời điểm để nước tràn qua nền đường thì phải có thiết kế đặc biệt để bảo vệ đoạn đường đó như lát mái và lề đường chống xói lở, đất nền đường cần được gia cố để chịu được tải trọng xe chạy qua trong điều kiện đất nền no nước;
+ Mái ta luy phải có độ dốc bảo đảm ổn định trong trường hợp bất lợi khi có lụt, bão, mưa lớn, nước mặt và nước ngầm tác động;
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mái tạo ra các công trình có khả năng chịu được tác động của sự cố, thiên tai.
Nghiên cứu những quy luật thủy văn, thủy lực của sông, quy luật thiên tai của từng vùng, miền để đề xuất việc áp dụng các loại kết cấu hợp lý chống được sự cố, thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?