Đối với các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi nào được xem là bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền?
Căn cứ Điều 11 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019 quy định hành vi bao che tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền như sau:
Hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền
1. Biết nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền nhưng che giấu, thỏa hiệp, không xử lý theo thẩm quyền hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
2. Không xử lý theo thẩm quyền quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo ý mình.
4. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.
5. Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.
6. Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi không chính đáng.
7. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ, môi giới cho nhân sự thực hiện các hành vi chạy chức, chạy quyền nêu tại Điều 10 Quy định này.
8. Các hành vi khác nhằm bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
Đối chiếu quy định trên, hành vi nêu trên được xem là bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
Như vậy, trường hợp của bạn nêu trên biết nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền nhưng che giấu, thỏa hiệp, không xử lý theo thẩm quyền hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý là hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
Chạy chức chạy quyền (Hình từ Internet)
Đối với các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019 quy định như sau:
Xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền và bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền
...
2. Đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ hoặc các hành vi vi phạm khác đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính.
Theo đó, đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền được quy định ra sao?
Theo Điều 12 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
b) Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền ở cơ quan, đơn vị mình.
c) Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo đúng các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan dân cử thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay chạy chức, chạy quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra và xử lý, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị theo quy định.
3. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm phát hiện và lắng nghe ý kiến của nhân dân để phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải là nền tảng để triển khai các hoạt động chuyển đổi số không?
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?