Đối với các tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là súng, pháo, đạn dược và hóa chất độc hại được xử lý bằng những phương thức nào?
- Loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nhằm mục đích gì và đáp ứng những yêu cầu gì?
- Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được xử lý là những tài sản nào?
- Đối với các tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là súng, pháo, đạn dược và hóa chất độc hại được xử lý bằng những phương thức nào?
Loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nhằm mục đích gì và đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu loại khỏi biên chế và xử lý tài sản
1. Mục đích:
a) Quản lý chặt chẽ trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa;
b) Loại khỏi biên chế tài sản không nằm trong quy hoạch, kế hoạch;
c) Kịp thời loại bỏ nguy cơ cháy nổ, mất an toàn;
d) Khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp và bảo quản giữ gìn, duy trì chất lượng số tài sản còn sử dụng;
đ) Tận dụng khai thác có hiệu quả đối với tài sản đã được loại khỏi biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
e) Giải phóng kho tàng, giảm chi phí quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ và tận thu cho ngân sách quốc phòng.
2. Yêu cầu:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt;
b) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý tài sản;
c) Quản lý chặt chẽ, phòng ngừa tiêu cực, thất thoát và lãng phí.
Như vậy loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nhằm mục đích:
- Quản lý chặt chẽ trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa;
- Loại khỏi biên chế tài sản không nằm trong quy hoạch, kế hoạch;
- Kịp thời loại bỏ nguy cơ cháy nổ, mất an toàn;
- Khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp và bảo quản giữ gìn, duy trì chất lượng số tài sản còn sử dụng;
- Tận dụng khai thác có hiệu quả đối với tài sản đã được loại khỏi biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
- Giải phóng kho tàng, giảm chi phí quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ và tận thu cho ngân sách quốc phòng.
Và cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt;
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và thẩm quyền loại khỏi biên chế và xử lý tài sản;
- Quản lý chặt chẽ, phòng ngừa tiêu cực, thất thoát và lãng phí.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được xử lý là những tài sản nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tài sản được xử lý
1. Tài sản đã được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế.
2. Đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp nhưng chưa loại khỏi biên chế.
3. Tài sản khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Như vậy tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được xử lý là những tài sản như sau:
- Tài sản đã được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế.
- Đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp nhưng chưa loại khỏi biên chế.
- Tài sản khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Đối với các tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là súng, pháo, đạn dược và hóa chất độc hại được xử lý bằng những phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Phương thức xử lý tài sản
1. Súng, pháo: Tư lệnh các quân khu chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chức thu hồi về kho, xưởng của quân khu; các cơ quan, đơn vị còn lại báo cáo Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định thu hồi về kho Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức dồn lắp, sửa chữa phục hồi; tháo gỡ tận dụng vật tư phụ tùng, bộ phận chi tiết thay thế phục vụ cho sửa chữa;
b) Tận dụng làm mô hình học cụ; phục vụ huấn luyện, trưng bày bảo tàng và cho các nhiệm vụ quân sự quốc phòng;
c) Đối với súng bộ binh không còn nguyên dạng và các bộ phận rời không còn sử dụng được cho tháo gỡ, dồn lắp, sửa chữa phục hồi, đơn vị báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định loại khỏi biên chế và xử lý;
d) Các loại khác, đơn vị được giao cất giữ, quản lý chặt chẽ, đến khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Đạn dược và hóa chất độc hại: Xử lý (hủy, tháo gỡ) theo các phương pháp phù hợp với quy định của ngành và quy trình công nghệ xử lý được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
...
Như vậy đối với các tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là súng, pháo, đạn dược và hóa chất độc hại được xử lý bằng những phương thức như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?