Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì mức trần học phí của năm học 2022-2023 quy định bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập phải đảm bảo những gì?
- Mức trần học phí của năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên quy định bao nhiêu?
- Quy định về học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun và mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ra sao?
Nguyên tắc xác định học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập phải đảm bảo những gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
"Điều 8. Nguyên tắc xác định học phí
...
3. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội."
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì mức trần học phí của năm học 2022-2023 quy định bao nhiêu?
Mức trần học phí của năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên quy định bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định thì mức trần học phí năm 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Khối ngành - Năm học 2022 -2023 (Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng)
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 1.250
Khối ngành II: Nghệ thuật là 1.200
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật là 1.250
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên là 1.350
Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y là 1.450
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác là 1.850
Khối ngành VI.2: Y dược là 2.450
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường là 1.200.
Quy định về học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun và mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập ra sao?
Theo khoản 8, khoản 9 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
* Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:
- Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ, mô-đun = Tổng học phí toàn khóa/Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
- Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;
- Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
* Về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thì căn cứ vào quy định trần học phí tại Điều này tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?