Đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì việc giám sát vốn sẽ bao gồm những nội dung nào?
- Đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì việc giám sát vốn sẽ bao gồm những nội dung nào?
- Việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dựa thông qua những phương thức nào?
Đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì việc giám sát vốn sẽ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung giám sát
1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài:
a) Tiến độ triển khai dự án so với kế hoạch;
b) Hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp: Hình thức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho dự án, biến động của tổng mức đầu tư dự án (nếu có);
c) Tình hình huy động vốn, quản lý tài sản và quản lý nợ của dự án tại nước ngoài, bao gồm các khoản do doanh nghiệp trong mô hình công ty mẹ - công ty con bảo lãnh vay hoặc tài trợ vốn dưới hình thức khác.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
3. Tình hình thu hồi vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn tài trợ dưới hình thức khác) và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: Lợi nhuận được chia của nhà đầu tư Việt Nam; lợi nhuận để tái đầu tư; lợi nhuận chuyển về nước và lợi nhuận được sử dụng cho yêu cầu khác.
4. Các rủi ro tại địa bàn đầu tư.
5. Việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
6. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát quy định tại Điều này.
Như vậy đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì việc giám sát vốn sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Tình hình quản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài;
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án;
- Tình hình thu hồi vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn tài trợ dưới hình thức khác) và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Các rủi ro tại địa bàn đầu tư;
- Việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài (Hình từ Internet)
Việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ giám sát
1. Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng và hằng năm của dự án tại nước ngoài.
3. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại dự án của các cơ quan chức năng (nếu có).
4. Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
5. Các quy định về định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành.
6. Báo cáo đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dựa trên 06 căn cứ như quy định trên.
Việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dựa thông qua những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức giám sát
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát gián tiếp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó tập trung giám sát trước và giám sát gián tiếp.
3. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan tài chính phát hiện doanh nghiệp báo cáo không trung thực, để xảy ra các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc các dự án đầu tư tại nước ngoài có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu cần phối hợp với cơ quan tài chính lựa chọn thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy việc giám sát vốn đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được công ty mẹ thực hiện dựa thông qua những phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát gián tiếp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó tập trung giám sát trước và giám sát gián tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?