Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
- Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
- Đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để làm gì?
- Đối với đường BOT nguyên nhân dẫn đến điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được phân tích và xác định như thế nào?
Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý
1. Việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông do Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ và đường địa phương), về tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng (đối với đường chuyên dùng).
2. Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.
Như vậy, đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu tư thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.
Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để làm gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Thị sát hiện trường lần đầu
Sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:
1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.
2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.
Theo đó, đối với đường BOT nhà đầu tư sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ thì tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:
- Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.
- Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
- Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
- Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.
Đối với đường BOT nguyên nhân dẫn đến điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được phân tích và xác định như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân
Căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.
Theo đó, căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn.
Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?