Đối với đường sắt chuyên dùng thì ai có quyền xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư?
- Đối với đường sắt chuyên dùng thì ai có quyền xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư?
- Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng gồm có những nội dung gì?
- Ai có quyền tham gia ý kiến đối với dự thảo công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng?
Đối với đường sắt chuyên dùng thì ai có quyền xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
1. Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:
...
d) Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
đ) Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ và công bố theo quy định của Luật Đường sắt;
e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
g) Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.
2. Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Đối với đường sắt chuyên dùng thì ai có quyền xây dựng và công bố công lệnh tải trọng trên tuyến đường sắt do mình đầu tư? (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng gồm có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng:
a) Khổ đường sắt;
b) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
c) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
d) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
đ) Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
2. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho phép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
3. Quy định về ghép đầu máy, máy thi công và các phương tiện giao thông đường sắt khác để chạy đơn, chạy ghép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
4. Quy định các tải trọng đặc biệt của phương tiện giao thông đường sắt khác (nếu có).
5. Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt, công trình đường sắt để hướng dẫn thực hiện công lệnh tải trọng.
6. Nội dung công lệnh tải trọng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này phải được lập cho từng tuyến đường sắt, bao gồm cả các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
7. Tải trọng thiết kế của các công trình phụ trợ phục vụ thi công công trình trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt phải tuân thủ công lệnh tải trọng đã được công bố.
Theo đó, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng gồm có những nội dung sau đây:
Theo đó, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm những nội dung sau đây:
- Khổ đường sắt;
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều của phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
- Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
Ai có quyền tham gia ý kiến đối với dự thảo công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Cục Đường sắt Việt Nam
1. Tham gia ý kiến đối với dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong xây dựng, công bố, cập nhật, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia
Như vậy, Cục Đường sắt Việt Nam tham gia ý kiến đối với dự thảo công lệnh tải trọng trên đường sắt chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?