Đối với giáo viên tiểu học vi phạm kỷ luật thì hiệu trưởng nhà trường có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật không?
- Đối với giáo viên tiểu học vi phạm kỷ luật thì hiệu trưởng nhà trường có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật không?
- Giáo viên tiểu học khi vi phạm kỷ luật sẽ bị áp dụng những hình thức kỹ luật nào?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với giáo viên tiểu học được pháp luật quy định như thế nào?
Đối với giáo viên tiểu học vi phạm kỷ luật thì hiệu trưởng nhà trường có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật không?
Đối với giáo viên tiểu học vi phạm kỷ luật thì hiệu trưởng nhà trường có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 54 Luật Viên chức 2010 quy định về việc tạm đình chỉ công tác như sau:
Tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Hiện không có quy định riêng dành cho trường tiểu học mà mình sẽ căn cứ theo quy định chung tại Luật Viên chức 2010 nếu giáo viên này là viên chức tại Điều 54 nêu trên.
Trong thời hạn xử lý kỷ luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (Hiệu trưởng) sẽ quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức, thời gian tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Tổng cộng tối đa có thể là không quá 45 ngày, hết thời gian này nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác thì viên chức vẫn được hưởng lương theo quy định.
Giáo viên tiểu học khi vi phạm kỷ luật sẽ bị áp dụng những hình thức kỹ luật nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức nhà nước như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Theo đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao mà giáo viên tiểu học có sai phạm thì sẽ áp dụng những hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc.;
Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý và các quyết định kỷ luật đối với viên chức nhà nước sẽ được lưu vào hồ sơ viên chức.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với giáo viên tiểu học được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Luật viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với viên chức nhà nước như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với giáo viên tiểu học là
- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách
Ngoài ra, một số trường hợp khác khi giáo viên tiểu học vi phạm kỷ luật nhưng không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật như:
- Giáo viên tiểu học là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Giáo viên tiểu học có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Giáo viên tiểu học có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Giáo viên tiểu học sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?