Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đối tượng nào được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng? Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng là mẫu nào?
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đối tượng nào được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng?
- Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là mẫu nào?
- Quy trình chi tiết đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng với nhà thầu là tổ chức?
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đối tượng nào được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về thương thảo hợp đồng:
Theo đó, nhà thầu - là tổ chức, xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.
Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Căn cứ thương thảo hợp đồng:
- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
- Hồ sơ mời thầu bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có).
Bên cạnh đó, nội dung thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là:
(1) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
(2) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
(3) Thương thảo về nhân sự:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, trừ trường hợp phải thay thế nhân sự do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với dự kiến trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng.
Trong các trường hợp này, nhân sự dự kiến thay thế phải có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
(4) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
(5) Thương thảo về các chi phí liên quan đến dịch vụ tư vấn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế;
(6) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đối tượng nào được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là mẫu nào?
Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được quy định tại Phụ lục 2C ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
Tải về Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Quy trình chi tiết đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng với nhà thầu là tổ chức?
Quy trình chi tiết đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng với nhà thầu là tổ chức được quy định tại Điều 59 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Mời thầu;
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
(3) Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
(4) Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật;
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).
(5) Thương thảo hợp đồng.
(6) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
(7) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì:
Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm:
- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
- Tư vấn đấu thầu;
- Tư vấn thẩm tra, thẩm định;
- Tư vấn giám sát;
- Tư vấn quản lý dự án;
- Tư vấn thu xếp tài chính; kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?