Đối với hành vi đăng tin sai sự thật thì cơ quan có thẩm quyền có được phép tịch thu điện thoại của người đăng tin hay không?
- Người mắc bệnh tâm thần nhưng chưa có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của tòa án thì có chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình không?
- Đối với hành vi đăng tin sai sự thật thì cơ quan có thẩm quyền có được phép tịch thu điện thoại của người đăng tin hay không?
- Người đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Người mắc bệnh tâm thần nhưng chưa có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của tòa án thì có chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình không?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Theo quy định trên nếu như chưa có văn bản của Tòa án thì người mắc bệnh tâm thần vẫn được xem là có năng lực hành vi dân sự, vẫn chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Đăng tin sai sự thật (Hình từ Internet)
Đối với hành vi đăng tin sai sự thật thì cơ quan có thẩm quyền có được phép tịch thu điện thoại của người đăng tin hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo quy định này thì không có quy định hình thức xử phạt là tịch thu điện thoại của người đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.
(Đối với hình phạt trên quy định áp dụng cho tổ chức, cụ thể mức phạt sẽ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Còn khi cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt của tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Như vậy, người có hành vi đăng tin sai sự thật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng.
Trong trường hợp người đăng tin sai sự thật không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, thì có quyền cưỡng chế theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Người đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau:
Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
..."
Theo đó đối với trường hợp đăng tin sai sự thật của anh đã nêu thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đăng tin. Người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vu khống, làm nhục người khác và bị xử phạt theo quy định pháp luật nêu trên.
Đối với tội làm nhục người khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đối với tội vu khống người khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định pháp luật.
Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì điện thoại sẽ là vật chứng. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?