Đối với hệ thống đường địa phương mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường địa phương theo quy định mới nhất?
- Đối với hệ thống đường địa phương việc báo cáo được thực hiện như thế nào?
- Hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý của ai?
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm gì đối với hệ thống đường địa phương?
Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường địa phương theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tải mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường địa phương Tại đây.
Đối với hệ thống đường địa phương việc báo cáo được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 36/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Đối với hệ thống đường địa phương
Các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giao thông vận tải báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo tình hình quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và các đường địa phương khác, đường chuyên dùng.
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
d) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng năm.
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
g) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
...
Theo đó, các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giao thông vận tải báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
- Tên báo cáo: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
- Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo tình hình quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và các đường địa phương khác, đường chuyên dùng.
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
- Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng năm.
- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý của ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hệ thống đường địa phương bao gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Theo đó, hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm gì đối với hệ thống đường địa phương?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
...
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Sở Giao thông vận tải đối có trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?