Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì ai có thẩm quyền phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ?
- Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì ai có thẩm quyền phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ?
- Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý được thực hiện như thế nào?
- Đối với hệ thống đường trung ương việc báo cáo được thực hiện như thế nào?
Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì ai có thẩm quyền phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
...
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 6, thẩm quyền phê duyệt như sau:
...
a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;
...
Theo đó, đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt. Các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt.
Công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý, việc thực hiện kế hoạch bảo trì như sau:
a) Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì công trình được duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền hoặc đơn vị được giao là người trực tiếp quản lý công trình đường bộ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình;
b) Trường hợp công trình đường bộ do doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, doanh nghiệp căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì và quy trình bảo trì để tổ chức thực hiện bảo trì công trình do mình quản lý.
...
Theo đó, kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường trung ương được thực hiện như sau:
- Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì công trình được duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền hoặc đơn vị được giao là người trực tiếp quản lý công trình đường bộ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình;
- Trường hợp công trình đường bộ do doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, doanh nghiệp căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì và quy trình bảo trì để tổ chức thực hiện bảo trì công trình do mình quản lý.
Đối với hệ thống đường trung ương việc báo cáo được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 36/2020/TT-BGTVT quy định chế độ báo cáo đối với hệ thống đường trung ương như sau:
- Tên báo cáo: Báo cáo công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
- Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
- Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ.
- Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
- Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
- Thời hạn gửi báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm; Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 20 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 15 tháng 6 của kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
Thời gian chốt số liệu báo cáo của Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 15 tháng 6 của kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
- Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?