Đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các bên có liên quan được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản là gì?
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản là gì?
(1) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước: quy định tại Điều 25 Nghị định 53/2013/NĐ-CP
- Ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản.
- Phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
- Sử dụng nguồn vốn hợp pháp để bảo đảm đủ số vốn điều lệ cho Công ty Quản lý tài sản quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại Công ty Quản lý tài sản.
- Quản lý nhà nước, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán và xử lý nợ xấu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
- Hướng dẫn các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản về nghiệp vụ mua, bán và xử lý nợ xấu.
- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao cho Ngân hàng Nhà nước trong Nghị định này.
(2) Trách nhiệm của Bộ Tài chính: được quy định tại Điều 26 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty Quản lý tài sản.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thuế các cấp hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người mua.
(3) Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: được quy định tại Điều 27 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP (khoản 1 bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 13 Nghị định 61/2017/NĐ-CP)
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự các cấp phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án về xử lý tài sản bảo đảm.
(4) Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: được quy định tại Điều 28 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản.
(5) Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Điều 29 Nghị định 53/2013/NĐ-CP
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của cán bộ làm việc tại Công ty Quản lý tài sản theo cơ chế áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.
(6) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp: được quy định tại Điều 30 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP
- Ủy ban nhân dân, cơ quan công an các cấp nơi tiến hành thu hồi; thu giữ tài sản bảo đảm tham gia thu hồi, thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm và áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo thực hiện quyền của Công ty Quản lý tài sản trong việc thu hồi, thu giữ tài sản bảo đảm.
- Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan công an các cấp trong phạm vi quản lý của mình bảo đảm an ninh, trật tự tại nơi tiến hành thu hồi, thu giữ tài sản bảo đảm.
- Khi có đề nghị của Công ty Quản lý tài sản, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản thực hiện việc thu giữ, thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm."
- Ủy ban nhân dân, cơ quan thuế các cấp hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi chuyển quyền tài sản bảo đảm cho người mua.
- Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan có liên quan ở các cấp phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản là gì?
Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản được quy định tại Điều 31 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho Công ty Quản lý tài sản.
- Bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản.
- Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, tài liệu;
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
+ Xem xét, cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản và nhận trái phiếu đặc biệt có trách nhiệm:
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này;
+ Nhận và thực hiện các công việc ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
+ Hạch toán vào chi phí hoạt động các chi phí liên quan đến quản lý, thu hồi, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt và các chi phí liên quan đến thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản;
+ Bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyền;
+ Thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của khách hàng vay đối với Công ty Quản lý tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản được quy định như sau:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản theo cam kết và quy định của pháp luật.
- Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
- Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
- Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
- Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
- Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan và các tổ chức tín dụng, khách hàng vay có trách nhiệm phù hợp, tùy vào mối liên hệ giữa chức năng và hoạt động với Công ty Quản lý tài sản đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?