Đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt được tổ chức như thế nào?
Đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đứng tên đưa tin buồn
Tùy theo cương vị của người từ trần, việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan sau đây và gia đình:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì tùy theo cương vị của người từ trần, việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan sau đây và gia đình:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lễ tang cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt
Việc tổ chức Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị định này.
Và căn cứ theo khoản 1 đến khoản 3 Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Lễ truy điệu
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình Lễ truy điệu
a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Quân nhạc cử Quốc ca;
c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
...
Lễ đưa tang
1. Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
Lễ hạ huyệt
1. Sau khi đội công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.
2. Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.
3. Trưởng ban Tổ chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.
4. Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
5. Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.
6. Sau khi lấp mộ xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần. Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ".
Như vậy đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt được tổ chức như các quy định trên.
Đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì sẽ soạn thảo các loại văn bản nào?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Các văn bản về Lễ tang cấp Nhà nước
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ tang cấp Nhà nước; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.
Như vậy đối với Lễ Tang cấp Nhà nước thì Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo các văn bản sau:
- Thông cáo về Lễ tang cấp Nhà nước;
- Danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang;
- Tiểu sử người từ trần;
- Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng;
- Lời điếu;
- Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?