Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu thì giải quyết như thế nào về việc thông báo tìm chủ sở hữu?
Cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì có trách nhiệm gì?
Tại Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thông tin về tài sản chìm đắm như sau:
- Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan. Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức sau: Trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
- Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm, gồm:
+ Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
+ Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;
+ Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.
- Khi nhận được thông tin về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:
+ Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin; kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;
+ Phối hợp hoặc tổ chức bảo quản tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển hoặc tuyến đường thủy nội địa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản;
+ Tổ chức thiết lập báo hiệu cảnh báo, thông báo hàng hải, đường thủy nội địa và điều tiết giao thông nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền.
Cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm và thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.
Tài sản chìm đắm
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là gì?
Theo Điều 276 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định tài sản chìm đắm như sau:
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, ảnh hưởng tới tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, việc thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tài sản chìm đắm có giấy tờ, tài liệu hoặc ký, mã hiệu có thể xác định được tên và địa chỉ chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm theo địa chỉ đã được tìm thấy;
+ Trường hợp tài sản chìm đắm chưa xác định được chủ sở hữu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin có tài sản chìm đắm, các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này phải thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương để tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp tài sản chìm đắm có yếu tố nước ngoài còn phải thông báo bằng tiếng Anh;
+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo lần cuối theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm:
+ Trường hợp đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm, Cảng vụ phải thông báo ngay cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm;
+ Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm, Cảng vụ có trách nhiệm báo cáo để Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp tài sản chìm đắm có yếu tố nước ngoài còn phải thông báo bằng tiếng Anh.
Như vậy, đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu thì Cảng vụ có trách nhiệm báo cáo để Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp tài sản chìm đắm có yếu tố nước ngoài còn phải thông báo bằng tiếng Anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?