Đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng rau quả tươi thì khối lượng tối đa đối với lượng mẫu thử được lấy là bao nhiêu?
- Đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng rau quả tươi thì khối lượng tối đa đối với lượng mẫu thử được lấy là bao nhiêu?
- Bảo quản và thời gian lưu mẫu lấy kiểm tra chất lượng rau quả tươi phải tuân thủ theo điều kiện gì?
- Phương pháp lấy mẫu rau quả tươi để thực hiện kiểm tra chất lượng thế nào?
- Yêu cầu đối với người lấy mẫu rau quả đi kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng là gì?
Đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng rau quả tươi thì khối lượng tối đa đối với lượng mẫu thử được lấy là bao nhiêu?
Về khối lượng của lượng mẫu lấy để kiểm tra chất lượng theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2011/TT-BYT như sau:
"Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu
1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp lấy mẫu đối với các nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này."
Theo đó tại Phụ lục I đối với sản phẩm là rau quả tươi thì quy định:
- Lượng mẫu tối thiểu 150g
- Lượng mẫu tối đa 2,5kg
Đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng rau quả tươi thì khối lượng tối đa đối với lượng mẫu thử được lấy là bao nhiêu?
Bảo quản và thời gian lưu mẫu lấy kiểm tra chất lượng rau quả tươi phải tuân thủ theo điều kiện gì?
Nội dung này được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2011/TT-BYT thì có các điều kiện sau:
- Điều kiện bảo quản trong suốt quá trình lấy mẫu, vận chuyển, bàn giao và lưu mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra quyết định thời gian lưu mẫu đối với mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm.
Phương pháp lấy mẫu rau quả tươi để thực hiện kiểm tra chất lượng thế nào?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5102:1990 quy định về phương pháp lấy mẫu như sau:
* Chuẩn bị lô để lấy mẫu
- Lô để lấy mẫu phải được chuẩn bị sao cho các mẫu có thể lấy dễ dàng và không chậm trễ. Các mẫu được lấy do các bên liên quan hay đại diện có thẩm quyền.
- Một lô cần phải được lấy mẫu riêng biệt, nhưng nếu lô đó có biểu hiện hư hỏng do vận chuyển thì các phần hư hỏng của lô (thùng, túi…) phải được cách ly và tiến hành lấy mẫu riêng biệt từ các phần không bị hư hỏng.
Tương tự như vậy nếu người nhận không coi lô hàng giao nhận là đồng nhất - thậm chí nếu người gửi không nhận thấy như vậy - khi ấy phải chia lô hàng giao nhận thành các lô đồng nhất và mỗi lô sẽ được lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, trừ khi họ có quyết định khác đi.
* Đối với mẫu ban đầu phải được lấu ngẫu nhiên trong lô.
- Trường hợp sản phẩm được bao gói.
Trong trường hợp sản phẩm được bao gói (bao gói bằng gỗ, các tông, túi…) khi các mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên theo như bảng sau:
- Trường hợp sản phẩm được xếp thành đóng
Mỗi lô phải lấy ít nhất 5 mẫu ban đầu tùy theo tổng khối lượng hay tổng số bó như cho trong bảng sau:
Trong trường hợp rau quả to (trên 2kg/đơn vị sản phẩm thì các mẫu sơ cấp sẽ bao gồm ít nhất 5 đơn vị).
* Chuẩn bị mẫu chung hay mẫu rút gọn:
- Mẫu chung được lập ra, nếu yêu cầu, bằng cách gộp, và nếu có thể, bằng cách trộn lẫn các mẫu ban đầu. Mẫu rút gọn, nếu được yêu cầu, lập ra bằng cách làm giảm mẫu chung.
- Việc khảo nghiệm tại chỗ được tiến hành trên mẫu chung hay mẫu rút gọn và việc này phải được tiến hành càng nhanh càng tốt sau khi lấy mẫu để tránh một số biến đổi về các đặc tính cần khảo nghiệm.
* Cỡ mẫu thí nghiệm
Cỡ mẫu thí nghiệm phụ thuộc vào các thử nghiệm cần phải tiến hành trong phòng thí nghiệm, điều này phải được chỉ ra trong hợp đồng. Lượng tối thiểu cho trong bảng sau:
Yêu cầu đối với người lấy mẫu rau quả đi kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng là gì?
Người lấy mẫu rau đi kiểm nghiệm phải tuân thủ yêu cầu tại Điều 3 Thông tư 14/2011/TT-BYT như sau:
"Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?