Đối với vụ án hành chính, người bị kiện là UBND huyện thì Chánh án có phân công Thẩm phán dự khuyết không?
- Đối với vụ án hành chính, người bị kiện là UBND huyện thì Chánh án có phân công Thẩm phán dự khuyết không?
- Nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn thì người khởi kiện có được thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện không?
- Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Đối với vụ án hành chính, người bị kiện là UBND huyện thì Chánh án có phân công Thẩm phán dự khuyết không?
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính được căn cứ theo Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Căn cứ quy định trên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án hành chính phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định mà không có người bị kiện là ai, kể cả người bị kiện là UBND huyện.
Lưu ý: Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Đối với vụ án hành chính, người bị kiện là UBND huyện thì Chánh án có phân công Thẩm phán dự khuyết không? (Hình từ Internet)
Nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn thì người khởi kiện có được thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện không?
Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện được căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Theo đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn thì người khởi kiện có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện.
Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo Điều 131 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
1. Lập hồ sơ vụ án.
2. Yêu cầu đương sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện cho Tòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửi cho đương sự.
3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này; trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.
6. Ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Như vậy, Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án.
- Yêu cầu đương sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện cho Tòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửi cho đương sự.
- Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
- Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này; trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.
- Ra một trong các quyết định sau đây:
+ Đưa vụ án ra xét xử;
+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?