Đối với vụ việc tham nhũng cần được giám định lại trong trường hợp đặc biệt thì việc giám định được thực hiện như thế nào?
- Đối với vụ việc tham nhũng cần được giám định lại trong trường hợp đặc biệt thì việc giám định được thực hiện như thế nào?
- Không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định đối với vụ việc tham nhũng sau khi đã thực hiện giám định lại thì cần xử lý như thế nào?
- Đối với vụ việc tham nhũng về tội nhận hối lộ thì khung hình phạt được quy định như thế nào?
Đối với vụ việc tham nhũng cần được giám định lại trong trường hợp đặc biệt thì việc giám định được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về giám định lại trong trường hợp đặc biệt như sau:
Giám định lại trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Theo đó, việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt sẽ được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Khi thực hiện giám định lại đối với vụ việc tham những thì Hội đồng giám định trước đó sẽ không được giám định lại nữa mà sẽ thay bằng một hội đồng mới.
Đối với vụ việc tham nhũng cần được giám định lại trong trường hợp đặc biệt thì việc giám định được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định đối với vụ việc tham nhũng sau khi đã thực hiện giám định lại thì cần xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về trường hợp không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định như sau:
Đánh giá, sử dụng kết luận giám định
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi xem xét, đánh giá, sử dụng kết luận giám định phải bảo đảm thống nhất, phù hợp với các chứng cứ khác có liên quan đến vụ án, vụ việc.
2. Trường hợp kết luận giám định chưa rõ hoặc khi cần thiết, để tạo cơ sở cho việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định được chính xác, khách quan, cơ quan trưng cầu giám định, người trưng cầu giám định định yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định giải thích cụ thể về quá trình thực hiện giám định, kết quả giám định.
Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện tham gia tố tụng và trình bày, giải thích về kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
3. Trường hợp trong vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế có nhiều kết luận giám định khác nhau về cùng một nội dung, trong đó đã có kết luận giám định lại trong trường hợp quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự, mà các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định làm căn cứ để giải quyết vụ án, vụ việc thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án, vụ việc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá, sử dụng kết luận giám định theo các tiêu chí sau đây:
a) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giám định;
b) Phương pháp, quy trình thực hiện giám định;
c) Trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng sử dụng thực hiện giám định;
d) Sự độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định.
...
Theo đó, nếu đã thực hiện giám định lại trong trường hợp đặc biệt mà các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định làm căn cứ để giải quyết vụ việc tham nhũng thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án, vụ việc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá, sử dụng kết luận giám định theo các tiêu chí sau:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giám định;
- Phương pháp, quy trình thực hiện giám định;
- Trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng sử dụng thực hiện giám định;
- Sự độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định.
Đối với vụ việc tham nhũng về tội nhận hối lộ thì khung hình phạt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Tùy vào mức độ của vụ việc tham nhũng (nhận hối lộ) mà khung hình phạt sẽ khác nhau. Khung hình phạt nhẹ nhất đối với tội nhận hối lộ là từ 02 năm đến 07 năm tù, trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?