Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nào thì Tòa án sẽ có trách nhiệm xác minh thu thập chứng cứ?
Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nào thì Tòa án sẽ có trách nhiệm xác minh thu thập chứng cứ?
Tòa án sẽ có trách nhiệm xác minh thu thập chứng cứ đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Theo quy định trên, đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Hủy phán quyết trọng tài (Hình từ Internet)
Ngoài đơn yêu cầu thì người yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải gửi những tài liệu kèm theo nào?
Những tài liệu kèm theo đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Theo đó, ngoài đơn yêu cầu thì người yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải gửi những tài liệu kèm theo sau:
- Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
- Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Lưu ý: nếu những tài liệu kèm theo này bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Gửi đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài trễ do bất khả kháng thì đơn có được xem xét không?
Việc gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được thực hiện trong thời hạn quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Theo quy định trên, thời hạn gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài.
Và trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Do đó, trường hợp bên yêu cầu gửi đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài trễ do bất khả kháng thì đơn có thể được xem xét nếu sau khi trừ đi thời gian có sự kiện bất khả kháng vẫn còn trong thời hạn gửi đơn yêu cầu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?