Đối xử nhân đạo với vật nuôi khi giết mổ có quy định phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ?
Chính sách của Nhà nước trong chăn nuôi vật nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chính sách của Nhà nước trong chăn nuôi vật nuôi như sau:
- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
+ Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;
+ Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.
- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;
+ Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
+ Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
+ Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;
+ Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;
+ Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Như vậy, ta thấy trong hoạt động chăn nuôi vật nuôi, Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư xây, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển.
Đối xử nhân đạo với vật nuôi
Chăn nuôi vật nuôi cần tuân thủ những nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi như thế nào?
* Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi thực hiện theo Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
* Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Chăn nuôi 2018:
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
* Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ được quy định tại Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018:
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
* Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác được quy định tại Điều 72 Luật Chăn nuôi 2018:
- Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 Luật này.
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Ta thấy, trong hoạt động chăn nuôi vật nuôi cần lưu ý và tuân thủ theo những nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi theo các quy định nêu trên.
Không gây ngất trước khi giết vật nuôi có vi phạm về đối xử nhân đạo?
Theo nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ được quy định tại Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 có nêu trách nhiệm của cơ sở giết mổ vật nuôi là không đánh đập, hành hạ vật nuôi hoặc phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ,...
Theo đó, trong trường hợp cơ sở giết mổ vật nuôi có hành vi vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn thì bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ."
Như vậy, đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi khi giết mổ thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền theo quy định nêu trên. Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?