Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho những loại quyền sở hữu trí tuệ nào?
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được hiểu thế nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. "Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.
...
Căn cứ trên quy định Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho những loại quyền sở hữu trí tuệ nào?
Theo Điều 13 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho mọi loại quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập gồm:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan;
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng;
3. Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Theo quy định nêu trên thì Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho cho mọi loại quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập gồm:
- Quyền tác giả và quyền liên quan;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng;
- Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Lưu ý: Theo Điều 6 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định Nhà nước Việt Nam chỉ áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp như sau:
- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng trong trường hợp nào?
Theo Điều 14 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các quy định pháp luật hoặc các biện pháp thực tế cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các yêu cầu về đại diện và địa chỉ giao dịch tại Việt Nam của các chủ thể nước ngoài liên quan đến thủ tục hành chính và thủ tục xét xử.
Căn cứ trên quy định Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với:
- Các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Các quy định pháp luật hoặc các biện pháp thực tế cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các yêu cầu về đại diện và địa chỉ giao dịch tại Việt Nam của các chủ thể nước ngoài liên quan đến thủ tục hành chính và thủ tục xét xử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?