Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Đờn ca tài tử Nam Bộ có phải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không?
- Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Đờn ca tài tử Nam Bộ có phải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không?
- Nghệ nhân nhân dân đờn ca tài tử Nam Bộ có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
- Người hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ để được xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân cần có thời gian hoạt động bao nhiêu năm?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân Đờn ca tài tử Nam Bộ được thành lập theo bao nhiêu cấp?
Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Đờn ca tài tử Nam Bộ có phải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không?
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, sản phẩm văn hóa phi vật thể vừa mang tính bác học, vừa mang tính dân gian.
Theo STT 6 Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) ban hành kèm theo Quyết định 5079/QĐ-BVHTTDL năm 2012 như sau:
Theo quy định trên thì Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật thuộc di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Đờn ca tài tử Nam Bộ có phải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không? (Hình từ Internet)
Nghệ nhân nhân dân đờn ca tài tử Nam Bộ có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Nghệ nhân nhân dân đờn ca tài tử Nam Bộ có quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2014/NĐ-CP như sau:
- Được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ;
- Không ngừng hoàn thiện tri thức và kỹ năng;
- Tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng;
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về di sản văn hóa.
Người hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ để được xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân cần có thời gian hoạt động bao nhiêu năm?
Người hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ để được xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân cần có thời gian hoạt động bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2014/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
3. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú.
Như vậy, theo quy định trên thì người hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ để được xét danh hiệu nghệ nhân nhân dân cần có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên và và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú và đáp ứng những tiêu chuẩn nêu trên.
Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân Đờn ca tài tử Nam Bộ được thành lập theo bao nhiêu cấp?
Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân Đờn ca tài tử Nam Bộ được thành lập theo bao nhiêu cấp, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được thành lập theo 3 cấp:
a) Hội đồng cấp tỉnh;
b) Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
c) Hội đồng cấp Nhà nước.
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng bảo đảm chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
b) Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này;
c) Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
d) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình hội đồng có thẩm quyền;
đ) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân Đờn ca tài tử Nam Bộ của được thành lập 03 cấp.
- Hội đồng cấp tỉnh;
- Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
- Hội đồng cấp Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?