Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì? Ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định thế nào?

Xin hỏi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện để đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì? Ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định thế nào? Các khoản phí phải đóng khi nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích? - Câu hỏi của anh Ngọc Tân (Hà Nam).

Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì?

Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì?

Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định về quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu như sau:

Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được áp dụng như sau:

(1) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;

+ Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

+ Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;

+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

(2) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;

+ Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Theo đó, đối với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên được xác định trong đơn yêu cầu đăng ký giải pháp hữu ích chỉ được chấp nhận nếu đơn đăng ký đáp ứng được những điều kiện nêu trên.

Ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định thế nào?

Theo điểm 13.5 Khoản 13 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về xác định ngày ưu tiên như sau:

Thẩm định hình thức đơn
...
13.5 Xác định ngày ưu tiên
a) Nếu đơn không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc mặc dù đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên nhưng không được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận, thì đơn được coi là không có ngày ưu tiên.
b) Nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên (hoặc các ngày ưu tiên) là ngày nêu trong yêu cầu nói trên và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận.
c) Việc xác định ngày ưu tiên theo yêu cầu hưởng quyền ưu tiên dựa trên đơn (các đơn) đầu tiên đã nộp tại Việt Nam tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định tương ứng tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
...

Theo đó, ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định như sau:

+ Nếu đơn không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc mặc dù đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên nhưng không được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận, thì đơn được coi là không có ngày ưu tiên.

+ Nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên (hoặc các ngày ưu tiên) là ngày nêu trong yêu cầu nói trên và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận.

+ Việc xác định ngày ưu tiên theo yêu cầu hưởng quyền ưu tiên dựa trên đơn (các đơn) đầu tiên đã nộp tại Việt Nam tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Các khoản phí phải đóng khi nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích?

Theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định cụ thể các mức phí đăng ký Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mà chủ sở hữu giải pháp hữu ích phải nộp khi đăng ký bao gồm chi phí cơ bản sau đây:

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu (nghìn đồng)

Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi)

150

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ

120

Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

900

Trong đó:

+ Phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu;

+ Phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)


600

Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp

600

Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với sáng chế, giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ cho mỗi năm

- Năm thứ 1, thứ 2: 300

- Năm thứ 3, thứ 4: 500

- Năm thứ 5, thứ 6: 800

- Năm thứ 7, thứ 8: 1200

- Năm thứ 9, thứ 10: 1800

- Năm thứ 11 - Năm thứ 13: 2500

- Năm thứ 14 - Năm thứ 16: 3300

- Năm thứ 17 - Năm thứ 20: 4200

Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế

300

Đăng ký giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm về sáng chế và giải pháp hữu ích được định nghĩa như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì? Ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định thế nào?
Pháp luật
Giải pháp hữu ích có phải tên gọi khác của sáng chế? Phương pháp toán học có được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích?
Pháp luật
Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không? Nội dung đơn đăng ký giải pháp hữu ích bắt buộc có tài liệu nào?
Pháp luật
Điều kiện đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được tiếp nhận xử lý? Những trường hợp nào đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bị từ chối cấp?
Pháp luật
Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không? Yêu cầu những giấy tờ cần có trong ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký giải pháp hữu ích
1,426 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký giải pháp hữu ích Giải pháp hữu ích

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký giải pháp hữu ích Xem toàn bộ văn bản về Giải pháp hữu ích

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào