Đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay? Tải về mẫu ở đâu?
Đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay? Tải về mẫu ở đâu?
Hiện nay, tại Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 không có quy định cụ thể về mẫu Đơn khiếu nại.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu Đơn khiếu nại (Mẫu số 01) được ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Đơn khiếu nại (Mẫu số 01)
Đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay? Tải về mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Việc xử lý Đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện thế nào?
Việc xử lý Đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
(1) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành;
Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành.
(2) Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết;
Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn cùng tài liệu kèm theo đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi phiếu chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc giải quyết và báo tin cho người gửi đơn biết.
(3) Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân là bao lâu?
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được quy định theo khoản 8 Điều 11 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
Thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo của Bộ luật Tố tụng hình sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; khiếu nại kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; khiếu nại kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra.
...
7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:
a. Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp nào do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết mà khiếu nại tiếp, thì Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
b. Khiếu nại hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
c. Trong mọi trường hợp, quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
8. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Theo quy định trên thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?